Trẻ hóa đối tượng bị thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là gì?
Thoái hóa cột sống là thuật ngữ y khoa bao gồm Gai cột sống và Thoát vị đĩa đệm. Thông thường Thoái Hóa Cột Sống được sử dụng để mô tả chứng viêm xương khớp của cột sống. Gây đau nhức, viêm khớp, mọc gai nơi đốt sống, giảm khả năng vận động của bệnh nhân. Những vị trí thoái hóa thường gặp gồm có vùng Cổ, vùng Thắt Lưng, vùng Lưng, trong đó Thoái Hóa Cột Sống Cổ Và Thoái Hóa Cột Sống Thắt Lưng là tình trạng phổ biến nhất.
Độ tuổi mắc Thoái Hóa Cột Sống
Thực tế cho thấy, người già mắc thoái hóa cột sống thường do tuổi tác, xuất hiện phổ biến ở người lớn tuổi (trên 60 tuổi), ở nhiều vị trí, tiến triển chậm, không nặng. Khi này, khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi Collagen và Mucopolysaccharide bị suy giảm. Cùng lúc này các tế bào sụn già dần, chất lượng kém, tính chịu lực và đàn hồi không được cao, hơn nữa khi bước vào tuổi trung niên thì sụn không có khả năng sinh sản và tái tạo. Chỉ cần vận động nhẹ nhàng và nghỉ ngơi hợp lý thì bệnh sẽ giảm và không còn đau nữa.
Nếu như trước đây, thoái hóa cột sống thường gặp ở người già thì hiện nay, căn bệnh này đã bị “trẻ hóa đối tượng”. Nhiều người mắc bệnh ở tầm tuổi trung (từ 35 tuổi), thậm chí các bạn trẻ 20 – 22 tuổi cũng đã mắc phải. Điều đáng nói là cuộc sống càng hiện đại, con người càng được cải thiện về vật chất và tinh thần thì lại càng dễ mắc bệnh. Vậy nguyên nhân do đâu?
Điều gì gây nên hiện tượng “trẻ hóa đối tượng Thoái Hóa Cột Sống”?
-
Làm việc sai tư thế
Những bạn trẻ thường học tập và làm việc trước màn hình máy tính từ 8 – 10 tiếng mỗi ngày, ít vận động, ngồi sai tư thế trong khoảng thời gian dài sẽ đứng trước nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống rất cao.
-
Lười vận động, béo phì:
Số đông các bạn trẻ thường chủ quan, coi nhẹ sức khỏe, lười vận động, thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, thức khuya… dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Khi cân nặng tăng nhanh sẽ dễ gây áp lực lên vùng cột sống và ảnh hưởng đến xương khớp. Dần dần, người bệnh sẽ rất dễ đối diện với nguy cơ mắc thoái hóa cột sống.
-
Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Thực đơn ăn uống có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, nhất là xương khớp và cột sống. Một chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu khoa học sẽ không tốt cho sức khỏe toàn diện của con người. Mà các bạn trẻ hiện nay thường ăn thức ăn nhanh, uống nhiều trà sữa, ăn đồ quá ngọt, quá cay… chính sự ăn uống thất thường đó cũng ảnh hưởng không ít tới vận động và xương khớp.
-
Làm việc quá sức
Việc mang vác vật nặng hoặc ngồi quá lâu tại chỗ cũng gây ảnh hưởng đến cột sống. các vật nặng có trọng lượng lớn sẽ gây áp lực lên vùng xương khớp. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến cho người bệnh bị đau nhức lưng và cổ vai gáy thường xuyên. Lớp đĩa đệm ở cột sống bị ảnh hưởng, gây chèn ép đám rối thần kinh dẫn tới tê buốt, cứng khớp.
-
Chấn thương do tai nạn:
Một số tai nạn như chơi thể thao, di chuyển,.. nếu không tiến hành chữa trị dứt điểm, họ sẽ đứng trước nguy cơ bị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm. Thực tế, có rất nhiều bạn trẻ bị thoái hóa cột sống xuất phát từ nguyên nhân này.
-
Thói quen sinh hoạt
Thức khuya, dậy muộn, tắm đêm, dung nạp nhiều chất kích thích, đồ ăn nhanh… Bên cạnh đó, giới trẻ thời này thường xuyên bị căng thẳng, stress kéo dài dẫn đến trầm cảm, điều này không tốt cho sức khỏe và cũng là nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống ở các bạn trẻ.
-
Mắc các bệnh lý
Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho người trẻ bị thoái hóa cột sống. Những bệnh lý về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống, gai cột sống… thì nguy cơ người bệnh bị thoái hóa cột sống rất cao. Ngoài ra còn do yếu tố bẩm sinh, hoặc kết hợp một số bệnh nền khác như: tiểu đường, tim mạch, gout, béo phì… cũng có thể khiến các bạn trẻ dể bị thoái hóa cột sống.
Vậy các bạn trẻ nên phòng bệnh thế nào?
Thoái hóa cuộc sống là bệnh lý khiến cho chất lượng cuốc sống của nhiều người giảm sút, đặc biệt là giới trẻ. Với tình trạng ngày càng tăng nhanh, tỉ lệ số người mắc bệnh nhiều hơn trước, cho nên giới trẻ cần đặc biệt chú ý một số vấn đề sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các thành phần cần thiết cho cơ thể, nhất là Canxi và Vitamin D
- Hạn chế ăn các loại thức ăn nhanh, đồ uống chứa cồn và các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
- Không được làm việc quá sức, tránh mang vác các vật nặng
- Không nên ngồi quá lâu một chỗ, tránh ngồi sai tư thế
- Thường xuyên Xoa Bóp, Massage vùng lưng và cổ vai gáy để tránh thoái hóa cột sống.
- Vui vẻ, lạc quan, tránh lo lắng, căng thẳng quá mức
- Uống đủ 2 lít nước và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, không nên thức quá khuya
- Lựa chọn các môn thể thao phù hợp để tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể
- Thực hiện khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường của cơ thể
Hy vọng, qua những thông tin trên, Kalin sẽ giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về bệnh lý thoái hóa cột sống ở những người trẻ tuổi. Đồng thời có thể cảm nhận được thay đổi trên cơ thể, từ đó sớm thực hiện các liệu trình chăm sóc Cổ Vai Gáy hay Cột Sống Thắt Lưng để tránh hệ lụy là thoái hóa cột sống nhé!
Facebook: https://www.facebook.com/kalinspa20
Vì sao đau vai gáy lại làm đau nửa đầu – mất ngủ? xem thêm
Nếu bạn muốn điều trị dứt điểm vai gáy thì xem thêm tại đây.