Tẩy da chết body có cần thiết không?
Tẩy da chết body là quá trình dọn dẹp lại lớp da bị tróc vảy và đào thải ra bên ngoài, vì theo thời gian các tế bào da dần bị già hóa, không còn thực hiện được chức năng vốn có. Khi đó, chúng sẽ chết đi và được thay thế bởi các tế bào mới được sinh ra. Việc tẩy da chết body định kỳ sẽ thúc đẩy chu kỳ tái tạo da, giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn, làn da cũng mịn màng, tươi sáng và quá trình lão hóa diễn ra chậm hơn.
- Công dụng của việc tẩy da chết body
- Giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn và ngăn ngừa mụn
- Ngăn ngừa những khuyết điểm trên da
- Làm đều màu da
- Cải thiện cấu trúc làn da
- Hấp thụ các sản phẩm dưỡng da tốt hơn
- Kích thích máu và tuần hoàn máu lưu thông
- Da sáng hơn, mịn màng hơn
- Làm chậm quá trình lão hóa da
- Tẩy da chết bao nhiêu lần một tuần?
Việc tẩy tế bào chết bao nhiêu là đủ còn phụ thuộc vào cơ địa và chế độ sinh hoạt của từng người. Nếu da bạn dễ bị kích ứng hay tiếp xúc với bụi bẩn thường xuyên thì nên thực hiện tẩy tế bào chết cho da body từ 1 đến 2 lần/tuần.
Tẩy tế bào chết quá nhiều sẽ khiến da bị bào mỏng dẫn đến việc dễ bắt nắng hoặc yếu đi. Ngoài ra, da cũng chưa kịp hình thành được lớp màn chắn bảo vệ da bạn khỏi các tác nhân gây hại xung quanh môi trường nên sẽ dễ bị kích ứng.
3. Dưỡng ẩm da sau khi tẩy tế bào chết
Hầu hết các nguyên liệu phổ biến thường dùng để tẩy tế bào chết đều có tác dụng dưỡng ẩm. Tuy nhiên, việc thực hiện hiện các thao tác mát xa, loại bỏ tế bào chết khiến cho da thời điểm đó mất đi độ ẩm tự nhiên, khô da. Do vậy, sau khi tẩy da chết, cần phải dưỡng ẩm toàn thân giúp da được cấp ẩm nhanh, không bị khô và trở nên mềm mịn hơn.
4. Các trường hợp nên tránh tẩy da chết
Bên cạnh đó, có một số trường hợp nên tránh thực hiện bước tẩy da chết trong quá trình chăm sóc da. Cụ thể, đó là các đối tượng đang phải đối diện với một số vấn đề như: da bị nứt nẻ, cháy nắng, bị sưng hoặc đỏ, làn da đang trong quá trình phục hồi sau khi lột da hóa học.
TÌM HIỂU THÊM: