Hiện nay, đau thắt lưng ở phụ nữ tăng lên đáng kể theo độ tuổi, nhất là sau tuổi mãn kinh. Nguyên nhân đau thắt lưng ở phụ nữ bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau. Sau đây, Kalin Spa chia sẻ một số nguyên nhân gây ra đau thắt lưng ở phụ nữ cũng như cách phòng tránh và điều trị.
1. Nguyên nhân đau thắt lưng ở phụ nữ
1.1. Thoát vị/thoái hóa đĩa đệm
Phần lớn, nguyên nhân đau thắt lưng ở phụ nữ sau tuổi 40 khởi phát là do đĩa đệm bị thoát vị hoặc thoái hóa. Khi bao xơ bên ngoài bị rách, chất nhầy của đĩa đệm sẽ thoát ra ngoài bao xơ, chèn vào các dây thần kinh cột sống, từ đó gây ra các cơn đau nhức vùng lưng, rồi lan xuống dọc phần mông, đùi, chân.
Nếu không chữa trị ngay từ sớm, đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm có xu hướng lan xuống chân, làm hạn chế khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày.
1.2. Thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng cũng là nguyên nhân phổ biến gây đau thắt lưng dưới ở phụ nữ lớn tuổi. Theo đó, khi một thân đốt sống (đoạn xương hình bầu dục dày phía trước đốt sống) bị thoái hóa, mọc ra các gai xương gây chèn ép lên đĩa đệm hoặc các dây thần kinh liền kề sẽ dẫn đến đau đớn. Cơn đau có thể bùng phát đột ngột và dữ dội ở lưng dưới rồi lan dần xuống chân.
1.3. Loãng xương
Loãng xương là tình trạng thường gặp gây đau thắt lưng bên trái ở phụ nữ độ tuổi mãn kinh. Nguyên do vì lúc này cơ thể ít sản sinh nội tiết tố Estrogen gây thiếu hụt, khiến xương mất đi nhanh hơn quá trình hình thành xương mới. Hệ quả dẫn đến gãy nén đốt sống – tác nhân gây đau thắt lưng, với triệu chứng đau lưng cấp tính, cục bộ, có thể đau lan ra phía trước cơ thể, khiến người gặp phải tình trạng này nhầm lẫn thành các vấn đề sức khỏe khác.
Loãng xương thường diễn biến âm thầm và hầu như người cao tuổi nào cũng gặp phải với mức độ nặng hoặc nhẹ khác nhau. Vậy tại sao người già thường bị loãng xương? Trị liệu Thần kinh cột sống có tác dụng như thế nào đối với…
1.4. Đau thần kinh tọa
Đau thắt lưng ở phụ nữ là dấu hiệu điển hình của đau dây thần kinh tọa. Các cơn đau có thể dữ dội hoặc chỉ diễn ra âm ỉ, kéo dài từ cột sống dưới qua mông và xuống mặt sau của chân. Cường độ đau nhức sẽ tăng lên khi người bệnh di chuyển hoặc thực hiện một số cử động như cúi, gập người.
1.5. Căng cơ
Tình trạng đau lưng do căng cơ thường xảy ra đột ngột ở lưng dưới khi bê vật nặng, hoạt động sai tư thế (lao động chân tay kéo dài, đi guốc cao gót…), rung xóc do đi xe đường dài hoặc vặn mình quá mức. Nếu liên tục thực hiện các chuyển động làm căng cơ thì có thể gây ra co thắt lưng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Nhân viên văn phòng ngồi ở một tư thế quá lâu khi làm việc sẽ khiến lượng máu chảy vào cơ giảm, từ đó làm căng cứng cơ lưng và gây đau đớn.
1.6. Rối loạn chức năng khớp
Rối loạn chức năng khớp đặc trưng bởi tình trạng viêm xảy ra ở các khớp Sacroiliac – nằm ở phần kết nối của xương chậu với cột sống dưới. Tình trạng này thường biểu hiện là đau lưng dưới hoặc đau mông, có thể lan xuống chân. Cơn đau trở nên trầm trọng hơn khi leo cầu thang hoặc đứng trong thời gian dài.
1.7. Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
Đây là hội chứng mà hầu hết các chị em gặp phải khoảng 1 tuần trước kỳ kinh nguyệt, và sẽ dừng lại khi kỳ kinh bắt đầu diễn ra. Trong đó, đau thắt lưng dữ dội là triệu chứng thường gặp nhất, đi kèm cảm giác đau ngực, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón, thay đổi cảm xúc đột ngột…
1.8. Đau thắt lưng dưới ở nữ giới do mãn kinh
Nghiên cứu cho thấy đau thắt lưng mãn tính là một trong những triệu chứng mà phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ gặp phải cao nhất. Điều này chủ yếu do 3 nguyên nhân chính sau gây ra:
- Loãng xương sinh lý.
- Hệ thống dây chằng gân cơ quanh cột sống bị chai cứng.
- Thiếu hụt hormone Estrogen gây thoái hóa đĩa đệm giữa hai đốt sống.
1.9. Bệnh phụ khoa
Nguyên nhân đau lưng giữa ở phụ nữ cũng có thể do mắc các bệnh lý phụ khoa như: viêm vùng chậu, sa tử cung, viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,… Khi đó, các chị em có triệu chứng đau và nhức mỏi vùng thắt lưng, mạn sườn. Ngoài ra, một số bệnh phụ khoa nghiêm trọng như ung thư, khối u phát triển cũng có thể chèn ép các cơ quan khác ở vùng chậu và gây đau thắt lưng.
1.10. Bệnh suy thận
Ít ai biết rằng, triệu chứng đau lưng ở phụ nữ không chỉ liên quan đến những vấn đề về cơ xương khớp – cột sống mà còn là dấu hiệu cảnh báo thận đang bị tổn thương theo thời gian. Người mắc bệnh suy thận thường chỉ cảm thấy đau nhức lưng âm ỉ ở một hoặc cả hai bên thắt lưng. Tuy nhiên, tình trạng đau có thể lan ra trước ngực gây khó thở, co rút và căng cứng cơ, nếu người bệnh chủ quan không điều trị kịp thời.
1.11. Đau lưng dưới ở phụ nữ mang thai
Phần lớn phụ nữ đều gặp những cơn đau lưng trong thời gian thai kỳ, do trọng lượng cơ thể tăng nhanh và các hormone làm giãn dây chằng để chuẩn bị sinh. Cơn đau không chỉ xuất hiện ngay dưới thắt lưng và ngang qua xương cụt, mà còn có thể gây đau ở giữa lưng, xung quanh vòng eo hoặc lan xuống chân.
Đau thắt lưng bên phải ở phụ nữ mang thai cũng là triệu chứng thường thấy, nhất là ở những tháng cuối của thai kỳ.
1.12. Đau thắt lưng ở phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt
Tình trạng này còn được gọi là đau bụng kinh, thường kéo dài từ 1 – 3 ngày. Lý giải cho nguyên nhân đau thắt lưng ở phụ nữ khi đến chu kỳ kinh nguyệt là do sự thay đổi hormone trong cơ thể cùng sự co thắt của tử cung để đẩy máu ra ngoài. Từ đó dẫn tới những cơn đau âm ỉ và nhức nhối ở bụng dưới, lưng dưới, hông và chân.
1.13. Đau lưng do sai tư thế
Đứng khom người rửa bát, khom lưng lau nhà, thái thịt, ngồi xổm, nằm cong lưng… là những tư thế sai, gây ra triệu chứng đau lưng ở phụ nữ nhưng ít được chú ý. Đặc biệt với những người thường xuyên đi giày cao gót; người ăn kiêng, chế độ ăn thiếu các dưỡng chất thiết yếu; làm việc nặng, thực hiện những động tác mạnh như với cao, xoay người, ngồi dậy… đột ngột đều có nguy cơ bị đau thắt lưng cao, nặng hơn là thoát vị đĩa đệm.
>>> Xem thêm: Đau Thắt Lưng Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
2. Các cơ quan gây bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ
Có một số cơ quan, khi bị kích thích, bị viêm hoặc bị chấn thương cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây đau thắt lưng ở phụ nữ.
- Không dành riêng cho phụ nữ, mọi người đều có thể bị đau lưng như một trong những triệu chứng đầu tiên của viêm ruột thừa.
- Thận có thể là một nguyên nhân khác gây ra đau lưng. Mọi người có thể bị đau lưng dưới gần mông khi bị nhiễm trùng thận. Một tình trạng nặng hơn là sỏi thận. Sỏi xảy ra khi có quá nhiều chất độc hóa học không thể pha loãng trong nước tiểu. Các khối cứng được hình thành và trở nên đau đớn khi cố gắng đi qua đường tiểu và có thể gây đau nhói ở lưng dưới và một bên của cơ thể.
- Khi tuyến tụy bị viêm do viêm tụy cấp, tình trạng này có thể gây ra cơn đau dữ dội bắt nguồn từ trung tâm của dạ dày và di chuyển dọc theo lưng.
- Dạ dày có thể gây ra cơn đau lưng dữ dội do đầy hơi hoặc chướng bụng, thậm chí là do vi rút dạ dày.
- Đặc biệt đối với phụ nữ, buồng trứng có thể gây đau lưng. U nang buồng trứng là những khối phát triển chắc hoặc chứa đầy chất lỏng trên một hoặc cả hai buồng trứng. Các u nang có thể đẩy lên các cơ quan khác, gây đau thắt lưng. Ngoài ra, phụ nữ cũng có thể bị đau lưng dưới gần mông xuất phát từ tử cung nếu có u xơ tử cung.
3. Đau thắt lưng dưới ở nữ có nguy hiểm không?
Nếu tình trạng đau thắt lưng dưới ở nữ là do sai tư thế, đến kỳ kinh nguyệt, mang thai… thì có thể khắc phục và giảm đau tại nhà. Bằng cách thay đổi tư thế, thói quen sinh hoạt như: giữ lưng thẳng khi thực hiện bất kỳ động tác, không với quá tầm, tránh vận động đột ngột.
Tuy nhiên, đau thắt lưng bên phải, trái, ngay giữa hay dưới ở phụ nữ cũng có thể là những dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh phụ khoa, bệnh thận, thoái hóa xương khớp. Do đó, khi nhận thấy có biểu hiện này, các chị em cần thăm khám sớm, tránh để bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.
4. Các biện pháp khắc phục chứng đau lưng dưới ở phụ nữ tại nhà
Để giảm cảm giác đau lưng dưới tại nhà, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:
- Chườm nóng ở vùng thắt lưng để tăng tuần hoàn máu, giúp oxy và chất dinh dưỡng đến cơ lưng nhiều hơn.
- Chườm đá có thể giúp giảm viêm, đau và bầm tím trong vòng 48 giờ đầu tiên, sau khi bị đau lưng do căng cơ hoặc chấn thương.
- Tắm nước ấm hỗ trợ cải thiện tuần hoàn, giảm đau và cứng cơ.
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen, Naproxen hoặc Aspirin để giảm đau thắt lưng và các cơn đau khác liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên cần thận trọng, bởi dùng quá nhiều thuốc có thể gây ngộ độc gan, thận, xuất huyết dạ dày, thậm chí là tử vong.
- Tập các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng để cải thiện cơn đau và hạn chế nguy cơ tái phát.
- Sử dụng ghế hỗ trợ lưng khi ngồi làm việc có thể giúp giảm đau lưng và khó chịu.
Tuy nhiên các cách trên đây chỉ nên áp dụng đối với cơn đau nhẹ, hoặc chỉ cắt triệu chứng tạm thời.
5. Điều trị đau thắt lưng bằng phương pháp massage ấn huyệt
Một phương pháp đông y không gây đau, không cần dùng thuốc mà cải thiện nhanh chóng đó là massage ấn huyệt. Bằng cách massage vào các vùng thắt lưng vị trị eo thận giúp đả thông kinh lạc bị tắc nghẽn, xoa dịu căng cơ, đau nhức vùng lưng.
Có đến 9/10 nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng bấm đúng huyệt sẽ giúp giảm đau rõ rệt. Trên vùng lưng có rất nhiều huyệt đạo khác nhau nên các phương pháp bấm huyệt phải được thực hiện đúng để đảm bảo an toàn.
6. Kalin Spa địa chỉ massage ấn huyệt vùng thắt lưng uy tín tại TPHCM
Massage trị liệu Kalin Spa là lựa chọn tuyệt vời để phục hồi sức khỏe & tinh thần của bạn. Tại Kalin Spa, chúng tôi kết hợp kỹ thuật massage & day ấn huyệt, trị liệu cùng tinh dầu thảo dược nhằm nâng cao mục đích phục hồi sức khỏe để mang đến hiệu quả và trải nghiệm tuyệt vời nhất.
Bài massage đặc trưng của Kalin Spa, kết hợp hài hòa giữa trị liệu & thư giãn. Bạn sẽ hoàn toàn thư giãn với kỹ thuật massage trị liệu chuyên nghiệp cùng các loại thảo dược chăm sóc sức khỏe. Đã được trải nghiệm và hài lòng bởi hơn 1000 khách hàng trong & ngoài nước đến Kalin Spa.
Khi thực hiện liệu pháp Massage Ấn Huyệt Cổ Vai Gáy, Chải Thông Kinh Lạc, Massage Dưỡng Ấm Tử Cung Buồng Trứng, Massage Body… tại Kalin Spa. Các trị liệu viên sẽ sử dụng sức mạnh của đầu ngón tay với một lực êm ái để kích hoạt các huyệt đạo. Giúp bạn cảm nhận hơi ấm được lan tỏa từ lòng bàn tay của người trị liệu tác động đến hệ cơ và hệ tuần hoàn máu trên cơ thể mình. Từ đó góp phần thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ cơ thể đào thải độc tố. Mang lại cho bạn cảm giác nhẹ nhõm và sảng khoái nhất.
Hiện nay Kalin Spa đã có các chi nhánh ở các quận của Sài Thành. Đảm bảo phục vụ đầy đủ mọi nhu cầu của khách hàng.
Kalin Spa chính là nơi đáng tin cậy để bạn gửi gắm sức khỏe của mình!
ĐẶT LỊCH HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ THƯ GIÃN & CẢI THIỆN SỨC KHỎE BẰNG DỊCH VỤ BODY MASSAGE TRỊ LIỆU TẠI KALIN SPA.
7. Thông tin liên hệ
CN 1: 20 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM
Hotline: 0973 633 203 – 0967 927 627
Giờ hoạt động: 8h30 – 21h00
Xem thêm địa chỉ các chi nhánh quận khác: TẠI ĐÂY